Nguyên liệu pha cà phê muối
Cà phê (dạng xay): 25g
Muối ăn: 3g
Sữa đặc: 40ml sữa đặc
Whipping cream: 50ml
Dụng cụ thực hiện: phin cà phê, cốc đựng sữa, muỗng khuấy,...
Bước 1: Pha cà phê
Cho 25g cà phê xay vào pin rồi lắc nhẹ để bột cà phê lan đều trên mặt phin. Tiếp đến, rót khoảng 45ml nước sôi lên bề mặt cà phê để bắt đầu quá trình chiết xuất. Đợi một lúc để bột cà phê ngấm nước và nở đều.
Sau khi bột cà phê đã hấp thụ đủ nước, bạn cài nắp gài nén cà phê lên mặt bột. Tiếp tục cho thêm 50ml nước sôi vào phin và đậy nắp chờ cà phê nhỏ xuống hết.
Bước 2: Làm kem muối
Trong lúc chờ cà phê nhỏ giọt xuống hết, ta đi tiến hành làm phần kem muối.
Cho vào cốc 50ml whipping cream cùng với 3g muối tinh. Sử dụng máy đánh trứng rồi đánh đều tay hỗn hợp trong khoảng 30 giây để các nguyên liệu hòa tan với nhau.
Cà phê muốiBước 3: Pha cà phê muối
Sau khi cà phê đã được chiết xuất xong, bạn thêm 20ml sữa đặc vào cà phê và khuấy đều tay. Tiếp đến, đổ từ từ phần kem muối đã đánh bông vào cốc cà phê. Dùng muỗng khuấy nhẹ để hỗn hợp cà phê và kem mặn hòa quyện đều.
Bạn có thể trang trí cho cốc cà phê muối bằng cách rắc lên một ít bột cacao để trông hấp dẫn hơn.
Thành phẩm
Cà phê muối có sự kết hợp giữa vị ngọt của sữa, hương đắng của cà phê và vị mặn của muối, chắc chắn sẽ chinh phục được những thực khách khó tính nhất. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu, việc cho một lượng muối nhỏ vào cà phê sẽ làm giảm vị đắng vốn có.
Lưu ý khi pha cà phê muối
Chọn cà phê
Bạn nên lựa chọn sử dụng cà phê nguyên chất, mới được rang trước đó khoảng 7-10 ngày của những thương hiệu nổi tiếng và uy tín. Bạn cần lưu ý rằng khi nào chuẩn bị pha cà phê thì mới tiến hành xay hạt, đồng thời không nên dùng cà phê hòa tan, cà phê tẩm hương liệu hay đã được nghiền sẵn.
Dụng cụ sạch sẽ
Trước khi tiến hành pha cà phê, bạn cần tráng tất cả các dụng cụ qua nước sôi để khử khuẩn. Việc làm này còn giúp làm ấm đồ dùng pha chế, hỗ trợ cà phê giãn nở tốt hơn, tránh bị thất thoát nhiệt, qua đó giữ được trọn hương thơm, hương vị của cà phê.
Tỷ lệ các thành phần
Với các tỷ lệ muối, sữa, cà phê, bạn có thể gia giảm theo khẩu vị. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo các thành phần này không lẫn áp lẫn nhau, đảm bảo hương vị của ly cà phê được cân bằng. Tách cà phê quá nhiều muối sẽ làm mất vị đắng đặc trưng của cà phê, còn quá nhiều sữa hay cà phê thì lại rất dễ gây ngấy vì quá đắng hoặc quá béo.
Trên đây là cách pha cà phê muối thơm ngon, đơn giản tại nhà, chúc bạn thành công!
Những người không nên uống cà phê muối
Hai đối tượng đặc biệt không nên uống cà phê muối là người bị tăng huyết áp và suy tim. Người có các vấn đề trên chỉ được tiêu thụ khoảng 2-3g muối mỗi ngày. Lượng muối trong thức ăn đã quá đủ quy định. Nếu bạn uống thêm ly cà phê muối có thể gia tăng trữ nước khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhiều hơn bao gồm cả hệ tim mạch.
Người uống không biết chính xác lượng muối trong cà phê. Hơn nữa, người pha chế còn cho thêm sữa đặc nên người uống không có cảm giác mặn. Nhưng về lâu dài, đưa quá nhiều muối vào cơ thể không tốt, đặc biệt với tim mạch.
Người đang điều trị tiểu đường, tăng huyết áp hết sức cảnh giác khi dùng cà phê muối vì khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Khi dùng cà phê muối thường xuyên, bạn nên qua tâm tới sức khỏe, có thể đi kiểm tra huyết áp, đường huyết. Hai bệnh lý này khá phổ biến nhưng không có triệu chứng nên nhiều người chủ quan. Nếu có sẵn bệnh lý tăng huyết áp hay đái tháo đường, bạn vô tình đưa thêm muối vào cơ thể, làm gia tăng gánh nặng bệnh lý.